Xét nghiệm chất chỉ dấu khối u và chẩn đoán ung thư

Để xác định chẩn đoán, mỗi căn bệnh đòi hỏi một số xét nghiệm cần thiết, trong đó xét nghiệm chủ chốt được gọi là xét nghiệm vàng hay tiêu chuẩn vàng (gold standard). Ví dụ: Định lượng glucose máu để xác định đái tháo đường, đo nồng độ axít uric máu để xác định bệnh gút, chụp phim X quang để xác định gãy xương…Với các u bướu, ung thư cũng cần những xét nghiệm tương tự, đó là những chất do khối u sản sinh ra, chuyên môn gọi là các “chỉ dấu khối u”.


Chất chỉ dấu khối u (tumor marker) là những chất ở cơ thể bình thường không có hoặc có rất ít,  chúng chỉ được tạo ra hoặc tạo ra với lượng lớn khi trong cơ thể xuất hiện khối u (thường là khối u ác tính).
        Xét nghiệm chất chỉ dấu khối u giúp chẩn đoỏn và theo dừi kết quả điều trị ung thư:

  • Chất chỉ dấu khối u xuất hiện tương ứng với loại tế bào tạo ra nó (ví dụ AFP của tế bào gan; PSA của tế bào tuyến tiền liệt, CEA của tế bào ung thư carcinoma v.v.), vỡ thế xét nghiệm tìm chất chỉ dấu khối u giúp chẩn đoán ung thư.
  • Có chất chỉ dấu khối u xuất hiện trong máu ngay khi khối u còn rất nhỏ (thậm chí cả khi chưa phát hiện được khối u bằng các phương pháp khác), do đó xét nghiệm chất chỉ dấu khối u giúp chẩn đoán sớm ung thư.
  • Nồng độ chất chỉ dấu khối u thường tỷ lệ thuận với kích thước của khối u và mức độ hoạt động của các tế bào ung thư, vỡ thế xét nghiệm định lượng chất chỉ dấu khối u giúp đánh giá mức độ của ung thư, theo dừi tiến triển của bệnh, đánh giá kết quả điều trị cũng như theo dõi tái phát ung thư.
  • Chất chỉ dấu khối u là đặc trưng của từng loại tế bào ung thư, trong có thể có nhiều loại tế bào có thể trở thành tế bào ung thư. Để tránh bỏ sót ung thư nên tiến hành sàng lọc đồng thời nhiều chất chỉ dấu khối u.  
      Có chất chỉ dấu khối u chưa chắc đó cú bệnh ung thư. Kỹ thuật xét nghiệm hiện nay rất nhạy, cho phép phát hiện những lượng rất nhỏ chất chỉ dấu khối u ngay cả khi chưa có khối u hình thành trong người. Những trường hợp có chất chỉ dấu khối u mới chỉ cao hơn người bình thường cũng không nên vội kết luận là ung thư, cần theo dừi chặt chẽ tiến triển của bệnh bằng cách định kỳ xét nghiệm theo dừi biến động nồng độ của chất chỉ dấu khối u. Người có hệ thống đề kháng tốt thì cơ thể tự tiêu diệt được các tế bào ung thư mới xuất hiện và không bị tiến triển thành bệnh ung thư. Bên cạnh đó, trong một số bệnh lý khụng ỏc tớnh cũng có thể xuất hiện chất chỉ dấu khối u với lượng không quá cao, sau đó hết đi khi bệnh chính được kiển soát. 


      Nên kiểm tra xét nghiệm thường xuyên. Tần suất xét nghiệm tuỳ từng người cụ thể, nhìn chung càng thường xuyên càng tốt, nhưng cũng không quá thường xuyên gây lãng phí không cần thiết.
o    Những người đang nghi ngờ ung thư; đang điều trị và sau điều trị ung thư thì cần tiến hành hàng quí, hàng tháng thậm chí hàng tuần tuỳ theo chỉ định của bác sĩ.
o    Những người chưa bị ung thư nhưng thuộc nhóm có nguy cơ cao (trong gia đình đó có người bị ung thư; đó xét nghiệm gen có các gen thuộc nhóm có nguy cơ ung thư cao; người già trên 50 tuổi; người bị suy giảm miễn dịch v.v.) nên tiến hành xét nghiệm 6 tháng một lần.
o    Những người khác nên tiến hành ngay khi có nghi ngờ ung thư hoặc mỗi năm một lần.
      5. Cơ sở xét nghiệm. Hiện nay Phòng xét nghiệm Miễn dịch, Trung tâm nghiên cứu y dược học QS, HVQY xét nghiệm định lượng được các chất chỉ dấu khối u sau (bảng dưới). Khi theo dõi biến động nồng độ thì nên tiến hành ở cùng một cơ sở để giảm sai lệch có thể có do các phương pháp xét nghiệm khác nhau. 

Comments are closed.